XÂY DỰNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thứ tư - 23/11/2022 02:07
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng. Tình hình mới đặt ra rất nhiều yêu cầu mới về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng. Tình hình mới đặt ra rất nhiều yêu cầu mới về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Đã vậy, thực tế công tác xây dựng Đảng cho thấy còn “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””(1). Tình hình này đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải từng bước xây dựng được chuẩn mực đạo đức cách mạng và chuẩn mực ứng xử đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Theo từ điển Tiếng Việt, chuẩn là “cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng”, chuẩn mực là “chuẩn”(2). Chuẩn mực khác với nguyên tắc - “là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”, hoặc nên tránh, không nên làm(3). Chuẩn mực cũng khác với quy tắc - “là những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó”(4).
Có thể hiểu chuẩn mực đạo đức cách mạng là những tiêu chuẩn đạo đức cách mạng và những tiêu chuẩn ứng xử đạo đức cách mạng có tính khuôn mẫu, mực thước được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta công nhận dùng làm căn cứ, cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên, là căn cứ để xác định việc nên làm và việc không nên làm, giúp cán bộ, đảng viên với tư cách chủ thể đạo đức có căn cứ, cơ sở điều chỉnh hành vi ứng xử đạo đức của mình hướng tới chân - thiện - mỹ và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Khi còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khái niệm tư cách đạo đức của cán bộ, đảng viên - về thực chất cũng là chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Chúng tôi cho rằng, những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Hồ Chủ tịch xây dựng vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên cũng là xây dựng những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là:
1. Trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Trung với Tổ quốc và hiếu với nhân dân là những chuẩn mực đạo đức đầu tiên cao nhất của người cán bộ cách mạng. Tuy nhiên: “ngày xưa trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi”; còn ngày nay, “trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân”(5). Trung với Tổ quốc là trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, trung thành với đường lối đổi mới của Đảng. Tiêu chuẩn này cũng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải quán triệt tinh thần “lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng... Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc.
Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau”(6).
Hiếu với dân là không chỉ yêu thương cha mẹ mình, “mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người đều biết thương cha mẹ”(7). Trung, Hiếu trong chuẩn mực đạo đức cách mạng gắn bó mật thiết với nhau và nhằm phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”(8); “Cần không phải là làm xổi. Nếu làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần, hay một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Như vậy không phải là cần. Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Nhưng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu dài”(9). Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu Cần phải gắn với kế hoạch, nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng khi làm việc thì Cần mới có hiệu quả, lười biếng là kẻ thù to nhất của Cần. Người căn dặn: “Công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít”(10). Như vậy thì Cần cũng vô nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu “Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần, thì cũng vô ích”(11).
Kiệm, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. CẦN với KIỆM, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
CẦN mà không KIỆM, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.
KIỆM mà không CẦN, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt”(12). Kiệm đòi hỏi không chỉ tiết kiệm của cải, tiền bạc, nguyên vật liệu mà còn phải tiết kiệm cả thời giờ, tiết kiệm sức dân, sức người. “Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải.
Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được...
Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên “nay lần mai lữa”.
Tiết kiệm thời giờ là Kiệm, và cũng là Cần”(13).
Nhưng để Kiệm có kết quả thì phải khéo tổ chức công việc. Điều cần lưu ý là điểm mới trong quan niệm về Kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm.
Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ”(14).
Liêm, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “là trong sạch, không tham lam”(15). “Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM. Cũng như chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN.
Có KIỆM mới LIÊM được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM.
Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”(16), người buôn gian, bán lậu, người nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt dân,v.v. đều là bất liêm. Người “Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lạo. Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử. Đều làm trái với chữ LIÊM”(17). Do vậy, cán bộ chẳng những phải thực hành CẦN, KIỆM mà còn phải thực hành chữ LIÊM trước để làm kiểu mẫu cho dân.
Chính, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà.
CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc rễ của CHÍNH. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn...
Làm việc CHÍNH, là người THIỆN.
Làm việc TÀ, là người ÁC.
Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), CHÍNH là THIỆN.
Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà, là ác”(18).
Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ về Tổ quốc, Dân tộc, Đảng trước hết. Người cán bộ, đảng viên “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc”(19). Nếu “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt... ngày càng thêm”(20). Những tính tốt ấy là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.
Với chuẩn mực ứng xử của người cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu:
1) Đối với mình, không được tự kiêu, tự đại; luôn luôn cầu tiến bộ; luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình; “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”(21). “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”(22).
2) Đối với người, “Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác-Ái”(23).
3) Đối với việc, “Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà.
Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm.
Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ”(24). Như vậy, người cán bộ, đảng viên luôn phải đặt lợi ích của Tổ quốc, dân tộc, của Đảng lên trên hết.
Để xây dựng được những chuẩn mực đạo đức này cho cán bộ, đảng viên cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Mỗi cán bộ, đảng viên căn cứ vào vị trí, chức năng nhiệm vụ cụ thể của mình phải cụ thể hóa được các tiêu chí trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và thái độ ứng xử với mình, với người và với việc cho phù hợp.
Phát huy vai trò của nhân dân, trong xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “so với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết… Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”(25). Hơn nữa, nếu chúng ta lôi cuốn được nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát, phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên thì việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên sẽ hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng với chủ trương “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát”(26) và bảo đảm đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Phát huy tinh thần tích cực, chủ động và thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương trong xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng. Mỗi đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng. Đồng thời, tăng cường đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức tạo ảnh hưởng sâu, rộng trong Đảng và ngoài xã hội. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ từng bước xây dựng được chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 2021, tập 1, tr.92.
(2) Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.181.
(3) Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Sđd. tr.694.
(4) Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Sđd, tr.813.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 6, tr.126.
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.290-291.
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.126.
(8 ) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.118.
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.120.
(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập,, Sđd, tập 6, tr.119.
(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.119-120.
12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.122.
(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.123.
(14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.123.
(15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.126.
(16) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.126.
(17) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.127.
(18) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.129.
(19) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.217.
(20) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.291.
(21) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.130.
(22) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.98.
(23) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.130-131.
(24) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.131.
(25) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.278.
(26) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tập 1, tr.188.
GS, TS TRẦN VĂN PHÒNG/ND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

« tháng 01/2025 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
30310102030405
06070809101112
13141516171819
20212223242526
27282930310102

HÌNH ẢNH

6-HCM.jpg 18-HCM.jpg 10-HCM.jpg 2-HCM.jpg 14-HCM.jpg 15-HCM.jpg 7-HCM.jpg 19-HCM.jpg 11-HCM.jpg 3-HCM.jpg 16-HCM.jpg 8-HCM.jpg 12-HCM.jpg 4-HCM.jpg 5-HCM.jpg 17-HCM.jpg 9-HCM.jpg 1-HCM.jpg 13-HCM.jpg 4.jpg 5.jpg 8.jpg 1.jpg 9.jpg 5.jpg 4.jpg 9.jpg 1.jpg 7.jpg 8.jpg 6.jpg 2.jpg 10.jpg 2.jpg 6.jpg 7.jpg 3.jpg 10.jpg 3.jpg z4155660336447-642b07c04c78feb72404a7ef26ec5fa7.jpg z4155660367890-b43bf3b5abc48a521d20b0305760bdf0.jpg z4155660317482-f05c32b2a2aedd1342bc045b5d1566db.jpg z4155660398786-6f83618a34e70a60ea7ca619cc210fb4.jpg z4155660364754-07334048c2c88036ae157d0d518dd4b2.jpg z4155660383516-656cd3ff143d5724fa253c006cdb6951.jpg z4155660336448-75fd826d6e3388043751ec9369d6dd84.jpg z4155660352724-038b0865800cbd4ba415994f9adf27dc.jpg z4155660322222-b01dc733610724360aece2a99a2e8763.jpg z4155660396259-05cfa0c3be3a5ce15dd42b353a54b41d.jpg z4155660343224-9f046a9e91016472c35a83386eb1dde9.jpg z4155660376682-469369d37a79e766c9e311bad99a07b6.jpg z4155660374239-3a7003e504471a70910fc8868edc6c89.jpg z4155660326950-24aec338544a07a087504db5256594fc.jpg z4155660355319-3182ea19a94120994630483dbe672fd4.jpg z4155660408047-a165dd4acf008abbaa973a6546567a77.jpg z4155660389825-2f1a39ae603c4379e49ea8d08575adb2.jpg z4155660348716-6dd207bc6a51071fe7b24a55fff6b406.jpg z4155660369921-44321451dea20e1eba9dfcec7b880b3b.jpg z4155660330080-5793b9efc7d3a1ea4e9beb64ca73dacf.jpg z4155660399487-03608805d333b63c184724b4e61af7e7.jpg z4155660359923-2933585a2f3875fe05f94eb1457d1295.jpg z4155660388618-4de7b6efa5836916bbffcbd7be929902.jpg z4155660338919-da1343963de69cf0c3d307f6d952c10e.jpg tang-nhu-yeu-pham-chong-dich-covid-19.jpg Tang-50-la-Co-To-Quoc.jpg To-chuc-hot-toc-mien-phi-cho-tre-em-tai-xa-An-Xuan.jpg tang-qua-cho-20-em-vuot-kho-hoc-gioi.jpg Tang-anh-chan-dung-Chu-tich-Ho-Chi-Minh.jpg giao-luu-bong-chuyen.jpg to-chuc-hot-toc-mien-phi-cho-tre-em-tai-xa-an-xuan.jpg Tang-nhu-yeu-pham-chong-dich-Covid-19.jpg tang-50-la-co-to-quoc.jpg Giao-luu-bong-chuyen.jpg Tang-qua-cho-20-em-vuot-kho-hoc-gioi.jpg tang-anh-chan-dung-chu-tich-ho-chi-minh.jpg 277530563-366449918697670-5586911486146555114-n.jpg 277479211-366450052030990-834995482318672129-n.jpg 277436936-366450008697661-8180467483265155427-n.jpg TRC.jpg 277530563-366449918697670-5586911486146555114-n.jpg trc.jpg 277467861-366449975364331-3138561347224222902-n.jpg 277436936-366450008697661-8180467483265155427-n.jpg 277479211-366450052030990-834995482318672129-n.jpg 277467861-366449975364331-3138561347224222902-n.jpg toan-canh-dai-hoi.jpg Toan-canh-Dai-hoi.jpg Ban-chap-hanh-khoa-VIII-nhiem-ky-2022-2024-ra-mat-Dai-hoi.jpg ban-chap-hanh-khoa-viii-nhiem-ky-2022-2024-ra-mat-dai-hoi.jpg Dai-bieu-bo-phieu-Bau-Ban-chap-hanh-khoa-VIII-nhiem-ky-2022-2024.jpg dai-bieu-bo-phieu-bau-ban-chap-hanh-khoa-viii-nhiem-ky-2022-2024.jpg Doan-Chu-tich-chu-tri-Dai-hoi.jpg doan-chu-tich-chu-tri-dai-hoi.jpg

Thống kê

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay561
  • Tháng hiện tại6,042
  • Tổng lượt truy cập741,989
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây