Tài liệu sinh hoạt chi đoàn Tháng 10/2022

Thứ sáu - 30/09/2022 09:16
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn ban hành Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10/2022.
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn ban hành Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10/2022.
anh 1 thanh nien
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Thanh niên Cứu quốc ở Nhà hát Lớn (Hà Nội), ngày 25-11-1945.
Nội dung tải tại đây:/uploads/news/2022_10/tai-lieu-sinh-hoat-chi-doan-thang-10.2022.chinh.doc
Những ngày đáng nhớ trong tháng 10:
- 10/10/1954: Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ Đô.
- 13/10/1945: Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
- 14/10/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam.
- 14/10/1930: Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng.
- 15/10/1930: Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng.
- 15/10/1956: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- 20/10/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- 20/10/1914: Ngày sinh Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng
- 23/10/1961: Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển 
 KỶ NIỆM 66 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM (15/10/1956 - 15/10/2022)
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, phấn đấu trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phải hình thành một mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh chuẩn bị hình thành mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên lấy tên là Đoàn thanh niên Việt Nam. Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn Thanh niên Việt Nam), sau đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam - một tổ chức rộng rãi của mọi thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Cuối năm 1946, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới.
Tháng 02/1950, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đại hội là sự thể hiện khối đoàn kết của toàn thể thanh niên Việt Nam trong mặt trận thanh niên vì mục tiêu kháng chiến thắng lợi. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và bầu đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam (đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau này là Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam).
Trong khí thế tiến công mạnh mẽ của tuổi trẻ miền Bắc đang ngày đêm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế văn hóa xã hội và tuổi trẻ miền Nam đấu tranh ngày càng quyết liệt với quân Mỹ - Diệm; từ ngày 08/10 đến ngày 15/10 năm 1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc triệu tập Đại hội tại Nhà hát lớn Hà Nội để thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam và lấy tên là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu đến dự. Huấn thị tại Đại hội, Bác căn dặn: "...Là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng nước nhà tốt đẹp - một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...".
* Các kỳ Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
1. Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ I: Diễn ra tháng 2-1950, tại tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Từ ngày 8 đến 15-10-1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban Vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc triệu tập đại hội tại Nhà hát Lớn Hà Nội, thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam và lấy tên là Hội LHTN Việt Nam. Đại hội hiệp thương chọn cử Ban Chấp hành Trung ương hội gồm 52 thành viên, do Anh hùng Lao động, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ II: Diễn ra tháng 12-1961, tại Hà Nội, với 400 đại biểu tham dự. Đại hội hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Hội gồm 78 thành viên; GS Phạm Huy Thông, Giám đốc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm Chủ tịch hội.
Ngày 20 và 21-9-1976, Hội nghị toàn quốc Hội LHTN Việt Nam hiệp thương chọn cử UBTƯ Hội gồm 96 thành viên, do GS Lê Quang Vịnh làm Chủ tịch hội.
Ngày 24 và 25-9-1976, Hội nghị toàn quốc Hội LHTN Việt Nam tiếp tục họp, tiến hành kiện toàn UBTƯ Hội; đồng chí Hà Quang Dự, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa V được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch hội, thay GS Lê Quang Vịnh nhận nhiệm vụ mới.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ III: Diễn ra ngày 8-12-1994, tại Hà Nội, với 400 đại biểu tham dự. Đại hội hiệp thương chọn cử UBTƯ Hội gồm 110 thành viên; đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn làm Chủ tịch hội.
Hội nghị UBTƯ Hội tháng 3-1998 hiệp thương chọn cử đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch hội.
4. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV: Diễn ra từ ngày 13 đến 15-1-2000, tại Hà Nội, với 599 đại biểu tham dự. Đại hội hiệp thương chọn cử đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch hội khóa III giữ chức Chủ tịch hội khóa IV.
Kỳ họp UBTƯ Hội lần thứ 5 (khóa IV) ngày 15-2-2003, hiệp thương chọn cử đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn làm Chủ tịch hội.
5. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ V: Diễn ra từ ngày 25 đến 27-2-2005, tại Hà Nội, với 798 đại biểu tham dự. Đại hội hiệp thương chọn cử UBTƯ Hội gồm 135 thành viên; đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch hội.
Hội nghị UBTƯ Hội lần thứ 5 (khóa V) năm 2008 hiệp thương chọn cử đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn làm Chủ tịch hội.
6. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI: Diễn ra ngày 26 đến 27-4-2010, tại Hà Nội, với 995 đại biểu tham dự. Đại hội hiệp thương chọn cử UBTƯ Hội gồm 155 thành viên; đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương hội khóa V làm Chủ tịch hội khóa VI.
Tại Hội nghị UBTƯ Hội lần thứ 7 (khóa VI), đồng chí Phan Văn Mãi, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch hội khóa VI.
Tại Hội nghị UBTƯ Hội lần thứ 10 (khóa VI), đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử làm Chủ tịch hội khóa VI.
7. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII: Diễn ra từ ngày 27 đến 29-12-2014, tại Hà Nội, với 800 đại biểu tham dự. Đại hội hiệp thương chọn cử UBTƯ Hội gồm 157 ủy viên; đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương hội khóa VI làm Chủ tịch hội khóa VII.
Hội nghị UBTƯ Hội lần thứ 9 (khóa VII) ngày 19-7-2018 hiệp thương chọn cử đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn giữ chức Chủ tịch hội.
8. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 12 năm 2019 tại Thủ đô Hà Nội, có 996 đại biểu tham dự. Đại hội đã hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VIII gồm 137 ủy viên; cử anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được hiệp thương chọn cử giữ chức Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 5, khóa VIII ngày 09/9/2021 đã hiệp thương, chọn cử anh Nguyễn Ngọc Lương giữ chức vụ Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII.
Sưu tầm theo https://svhttdl.tiengiang.gov.vn/
    KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2022)
Ngày 10/10/1954 đã trở thành thời khắc lịch sử tràn đầy cảm xúc cho lớp lớp người Hà Nội khi Thủ đô được hoàn toàn giải phóng. 68 năm trôi qua những kỷ niệm thiêng liêng về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn còn mãi trong dòng chảy ký ức lịch sử. Thế nhưng cũng đang đặt ra sự phát triển mới cho Thủ đô với tầm nhìn mới.
1. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, sau khi sáp nhập, Hà Nội trở thành Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới với tổng diện tích hơn 3.300km2 (gấp 3,6 lần trước đó). Trong vài năm trở lại đây, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG)... bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Hà Nội liên tục được các tổ chức du lịch, các trang thông tin du lịch uy tín trên thế giới bình chọn là điểm đến ấn tượng.
Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam đang là điểm đến an toàn hấp dẫn với danh hiệu Thành phố vì hòa bình. Những điều đó đang đặt ra những kỳ vọng lớn hơn và trách nhiệm cao hơn đối với Hà Nội.
Đến nay Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ, thay đổi diện mạo một cách đáng kể, phúc lợi xã hội cho người dân được nâng cao, giảm tỷ lệ đói nghèo, giáo dục được cải thiện… Hà Nội còn được biết đến với vai trò là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hiện đóng góp tới 16% GDP và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước.
2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần trải lòng rằng, dư địa phát triển của Hà Nội còn nhiều. “Nói đến Hà Nội là nói đến Thủ đô văn hiến và anh hùng, linh thiêng và hào hoa, niềm tin và hy vọng, thành phố vì hòa bình, thanh lịch, văn minh, hiện đại. Bởi vậy, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy những đặc sắc văn hóa, những nét riêng có của mình, đẩy mạnh phát triển du lịch, làm tốt công tác quản lý đô thị, giữ vững ổn định an ninh trật tự xã hội, xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư cũng nhiều lần căn dặn: Hà Nội phải gương mẫu đi đầu, làm thật tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, cải cách hành chính, thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống, khắc phục cho được những hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp. Muốn vậy, trước hết từng cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao để Hà Nội luôn xứng đáng là Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Vị thế và trách nhiệm là rất lớn, song cũng thẳng thắn nhìn nhận hiện Hà Nội vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Đơn cử, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ: “Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới”.
Tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội tăng khá nhanh, đạt gần 50% và khả năng đến 2025 sẽ đạt khoảng 60%, kèm với đó là mục tiêu đến 2025 sẽ chuyển 5 huyện lên quận. Thực tế đó đang đặt ra hướng đi cùng với những giải pháp mới để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nhanh hơn nữa, toàn diện hơn nữa.
3. Nghị quyết số 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD. Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Muốn vậy, Hà Nội cần tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh.
Là công dân ưu tú của Thủ đô, NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng: Hà Nội cần phát huy được tiềm năng, vai trò của trí thức khi có nhiều trường phổ thông, đại học, học viện nhất cả nước. Qua đó đưa giáo dục của Thủ đô tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Vì thế đổi mới giáo dục của Thủ đô phải nhanh và đi trước một bước. Phát huy nguồn lực trí thức, gắn các trường đại học với doanh nghiệp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Thủ đô bằng sản phẩm khoa học công nghệ chứ không phải bằng vốn.
Theo http://daidoanket.vn/
 
KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930- 14/10/2022)
Tổ chức Nông hội đỏ - Tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay được thành lập ngày 14/10/1930. Trải qua 91 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đã tập hợp, động viên giai cấp nông dân đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam sống lầm than dưới ách áp bức đô hộ của bọn thực dân phong kiến. Với lòng yêu nước thương dân, nhiều chiến sỹ đã quên mình xả thân tìm đường cứu dân, cứu nước. Tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám..v.v.. song sự nghiệp không thành, từ chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tìm ra con đường cách mạng Việt Nam. Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở ra giai đoạn mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đảng ta đã nhận thức rất rõ vai trò của giai cấp nông dân và Đảng nhấn mạnh "Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Ngày 14/10/1930 Nông hội đỏ ra đời nhằm tập hợp lực lượng nông dân đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp nông dân Việt Nam và quần chúng cách mạng đã vùng lên đấu tranh anh dũng ở khắp Nam - Trung - Bắc và đặc biệt là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), một bước tập dượt để tiến hành tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Cách mạng thành công đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và nó là minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 Đất nước vừa độc lập, dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược với âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Trước tình thế hết sức khó khăn, vận mệnh dân tộc như "Ngàn cân treo sợi tóc". Thực hiện lời kêu gọi: “Kháng chiến, kiến quốc”, hàng vạn thanh niên nông thôn cả hai miền Nam Bắc đã lên đường tòng quân giết giặc, hàng chục triệu nông dân đã đóng góp sức người, sức của phục vụ tiền tuyến. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nông dân cả nước hăng hái tham gia “Phong trào thi đua ái quốc, sản xuất lập công, đề cao chiến sỹ” do Đảng và Chính phủ phát động. Hội Nông dân trong các vùng tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như: “Bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất, tranh thủ thu hoạch và cất dấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến” đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu, kết thúc gần một thế kỷ ách áp bức, xâm lược của thực dân Pháp.

Thắng thực dân Pháp song dân tộc ta vẫn chưa trọn vẹn được hưởng độc lập tự do bởi chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Ở miền Bắc hàng triệu thanh niên nông thôn lại lên đường nhập ngũ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng chục triệu nông dân với khẩu hiệu “Vững tay cày, chắc tay súng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, xây dựng vững chắc hậu phương, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đập tan huyền thoại của không lực Hoa Kỳ. Ở miền Nam, địa bàn nông thôn luôn là trận địa, là đối tượng giành giật giữa ta và địch. Từ cuộc đấu tranh chống tố cộng, chống địch cướp bóc, chiếm đoạt. Nông dân đã đứng lên khởi nghĩa vũ trang, phong trào khởi nghĩa của nông dân đã tạo thành phong trào đồng khởi vũ trang. Tạo nên điều kiện cho xây dựng lực lượng để đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh”, chiến lược “Gọng kìm bình định nông thôn” của đế quốc Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn. Cùng cả nước bước tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước năm 1975 đưa đất nước hoàn toàn độc lập - tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nông dân cả nước nhanh chóng tổ chức lại cuộc sống, mang lại màu xanh cho ruộng đồng, thôn, ấp, bản, làng và cũng từ đây, giai cấp nông dân Việt Nam lại cùng toàn dân làm nên kỳ tích trong sự nghiệp đổi mới. Đã góp phần quan trọng đưa nước ta từ một quốc gia thiếu đói trầm trọng về lương thực để trở thành một nước xuất khẩu gạo. Những thành tựu quan trọng trên mặt trận nông nghiệp có ý nghĩa lớn lao trong công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế, thúc đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 91 năm qua Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Từ Nông Hội đỏ, Hội tương tế ái Hữu, Hội Nông dân Phản đế, Hội Nông dân Cứu quốc đến Hội Nông dân Giải phóng ở Miền Nam, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể ở Miền Bắc và từ ngày 01/3/1988, Ban Bí thư TW Đảng quyết định đổi tên Hội Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Mặc dù ở bất kỳ giai đoạn nào với tên gọi khác nhau. Song tổ chức chính trị của giai cấp nông dân luôn thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình trong việc tập hợp, động viên giai cấp nông dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Nông dân Việt Nam họp tháng 3/1988 tại Hà Nội làm mốc son đánh dấu sự phát triển của Hội Nông dân Việt Nam. Sau 32 năm củng cố xây dựng và trưởng thành. Đến nay qua 7 kỳ Đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam có trên 10 triệu hội viên. Hội đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
              (Nguồn: https://mongcai.gov.vn/)
 
KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG (15/10/1930 - 15/10/2022)
    * Sự ra đời và ý nghĩa của ngày 15/10
Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị (Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cách mạng và định hướng cho công tác vận động quần chúng nhằm vào mục tiêu chung của dân tộc.
Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tại Hồng Kông, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động". Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước nhà giành được độc lập, sự nghiệp cách mạng có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng cần được tăng cường nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo "Dân vận" đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z. Bài báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện xuyên suốt tư tưởng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", là cẩm nang của công tác dân vận, chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Dân vận", theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày "Dân vận" của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận. Trải qua 91 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
    * Những chặng đường lịch sử công tác dân vận của Đảng
    - Công tác dân vận trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
Ngay sau Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột. Đảng nhanh chóng tổ chức ra các đoàn thể cách mạng, hình thành bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã tổ chức cho đảng viên đi vào các giai tầng xã hội, tuyên truyền, vận động, tổ chức và tập hợp, huấn luyện quần chúng đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột, đòi hỏi dân sinh, dân chủ ở nhiều nơi. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", "ba cùng" với nhân dân, tuyên truyền, giác ngộ và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo đường lối "Đem sức ta mà giải phóng cho ta".
Sau cao trào cách mạng 1930-1931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939, phong trào Phản đế 1939-1941 và phong trào Mặt trận Việt Minh 1941-1945, với chủ trương mở rộng chính sách đại đoàn kết toàn dân và công tác mặt trận, Đảng đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc và cả ngoại kiều… các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp đã tạo nên bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã phát động cao trào chống Nhật - Pháp. Tại Hội nghị lần thứ tám Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Pháp - Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh đã ra đời ngày 19/5/1941. Với khí thế của cả dân tộc, thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, Cách mạng Tháng Tám đã thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 02/9/1945. 
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính đúng đắn Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời, là thắng lợi công tác dân vận của Đảng, chỉ với khoảng 3.000 đảng viên, nhưng Đảng đã tin vào dân, gắn bó với dân, hiểu dân, dựa vào sức mạnh của dân; tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân hiểu rõ con đường giành độc lập, tự do, giành quyền sống; tổ chức tập hợp nhân dân vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách linh hoạt; hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, khởi nghĩa đánh đổ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mang tính chất nhân dân sâu sắc; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do và làm tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Công tác dân vận trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975)
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), sau khi thành lập Nước, đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách của "thù trong, giặc ngoài", Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, từ đó đề ra chủ trương phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hòa.
Phát động cuộc chiến tranh nhân dân, Trung ương Đảng chủ trương giáo dục, động viên và hướng dẫn toàn thể đồng bào đồng lòng, quyết tâm đánh thắng giặc, mỗi người dân đều trở thành một chiến sĩ. Vận động nhân dân tham gia kháng chiến trên mọi mặt trận, vừa huy động, vừa bồi dưỡng sức dân, Đảng thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh, tiến hành giảm tô, giảm tức, giải quyết một phần quan trọng yêu cầu ruộng đất cho nông dân, nâng cao dân trí. Các hình thức và biện pháp đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng hơn với sự thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên - Việt) vào 29/5/1946, thu hút thêm các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị. Đảng thực hiện chủ trương tăng cường đoàn kết dân tộc. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng thêm bền chặt khi thống nhất tổ chức Việt Minh, Liên Việt thành Mặt trận Liên- Việt (03/3/1951). Phong trào thi đua ái quốc là hình thức tập hợp toàn dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhanh chóng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng sâu rộng, tạo thành sức mạnh cho cuộc kháng chiến kiến quốc.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, đảng bộ và các cấp chính quyền, đoàn thể bằng nhiều cách thức, phương pháp vận động khác nhau đã đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, cổ vũ nhân dân thi đua sản xuất, nỗ lực chiến đấu, ngày đêm đem sức người, sức của ủng hộ chiến sĩ nơi tiền tuyến; khơi dậy trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tinh thần dũng cảm, ý chí cách mạng, nhiệt huyết phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc. Sức mạnh của công tác dân vận đã vận động toàn quân, toàn dân quyết tâm chiến đấu, lao động, sản xuất, đồng thời, tăng cường công tác địch vận, làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, chống địch lập tề; động viên thanh niên viết đơn xung phong ra chiến trường, hàng chục ngàn dân công đi tiền tuyến vận tải lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ các chiến dịch, cao điểm là thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên sức mạnh, tiền đề vững chắc để kế thừa, phát huy trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975): Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bước vào con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều nhiệm vụ nặng nề, đó là củng cố chính quyền, khôi phục đất nước, ổn định kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân, an ninh trật tự, đoàn kết dân tộc… sau chiến tranh. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện khó khăn, phải xây dựng thế và lực cho cách mạng; chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng ta luôn quan tâm củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, tăng cường đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, động viên đồng bào, chiến sĩ nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và hết lòng đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Tại miền Nam, ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp tại vùng căn cứ Tây Ninh quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ chú trọng đổi mới nội dung và phương thức, công tác dân vận được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; góp phần động viên đến mức cao nhất sức người, sức của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và làm hậu thuẫn vững chắc cho quân và dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Với đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
* Công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến 2020)
Giai đoạn 1975 - 1985: Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ mới cùng thực hiện một chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn, thách thức. Đảng đã vận động nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất họp từ 31/01 - 04/02/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc thành tổ chức Mặt trận thống nhất duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, cùng toàn dân khởi xướng sự nghiệp đổi mới với bốn nội dung "đổi mới chủ trương, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác". Trên cơ sở đó, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phá thế bao vây cấm vận, tiếp tục phát triển.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân" với 4 quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Nghị quyết 08B là bước chuyển kịp thời nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong tình hình mới, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, chuyên quyền, độc đoán, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí, làm giảm nhiệt tình cách mạng, hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: "Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân".
Thực hiện các Nghị quyết từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hệ thống văn bản liên quan đến công tác dân vận: về vận động các giới, các giai tầng xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tiêu biểu là: Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về "Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở"; các Nghị quyết số 23-NQ/TW, 24-NQ/TW, 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị". Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá tình hình, làm rõ các thách thức đối với công tác dân vận trong Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới". Nghị quyết khẳng định và làm sâu sắc thêm 5 quan điểm, 7 nhiệm vụ nhằm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc làm công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo cho cuộc sống, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu trước nhân dân. Nhà nước tăng cường thể chế hóa, cụ thể hóa các nội dung liên quan đến công tác dân vận, đến phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành các văn bản pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Qua đó, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực, đổi mới nội dung, phương thức vận động, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Công tác dân vận đã góp phần rất quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước qua 35 năm đổi mới.
* Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) với tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 đã bổ sung nhiều nội dung mới về lãnh đạo đối với công tác dân vận. Văn kiện Đại hội xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ: Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Trong đó nhấn mạnh các nội dung: "Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động…, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa"; "Tiếp tục hoàn thiện và thực thi quy định về đạo đức công vụ trong công tác dân vận, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu. Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân..."; "Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên". Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang. Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng góp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác dân vận.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng yêu cầu tiếp tục phát huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân: "Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đồng thời xác định cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt" để nhân dân làm chủ; đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là các quy định, quy chế về phát huy dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết những kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân; xử lý kịp thời, dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống nhân dân, các vụ khiếu kiện đông người; đồng thời, chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, không để xảy ra vụ việc phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW về "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị" (thay thế Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X). Quyết định số 23-QĐ/TW có nhiều điểm mới, quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ chế, phương thức thực hiện công tác dân vận trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu đối với công tác dân vận: "Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân vận theo quy định của Đảng và Nhà nước; gương mẫu thực thi công vụ, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân".
                          Nguồn: Ban Dân vận Tỉnh ủy Phú Yên
    KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/1930 - 20/10/2022)
    Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính.
    Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng.
    Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm, là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh, là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc.
Ngoài ra, họ còn là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
    Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ Việt Nam là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng.
    Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai.
    Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.
    Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
    Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
    Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
    Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã.
    Ngày 1/5/1930, chị  Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.
    Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ.
    Đảng đặt ra mục tiêu, phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
    Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
    Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".
    Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này.
    Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".
                                                                   Nguồn: vtc.vn
 
Anh Hùng Lý Tự Trọng - Người Anh Cả Của Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, Anh là con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt), quê ở xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà và cụ Nguyễn Thị Sờm, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trước cảnh áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến, gia đình cụ Lê Khoan đã cùng một số bà con rời quê sang Bản Mạy, tỉnh Nakhonphanom (Thái Lan) sinh sống và hoạt động cách mạng.
Ngày 20/10/1914, Lê Hữu Trọng chào đời ở nơi đất khách quê người, mang nỗi niềm thương nhớ về quê cha đất Tổ, đang bị kẻ thù xâm lược. Lúc còn nhỏ, Lê Hữu Trọng được gia đình cho học tại ngôi trường trong trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa – một sỹ phu yêu nước tổ chức dạy văn hóa cho con em Việt kiều. Sau đó, Lê Hữu Trọng cùng một số thiếu niên được gia đình và bà con Việt kiều đưa vào học tại “Hoa – Anh học hiệu” do Hoa kiều mở để dạy tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Tại đây, Anh phát huy trí thông minh, nhanh nhạy của mình và trở thành một trong những học sinh giỏi của trường. Nói tốt tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Thái Lan nên Lê Hữu Trọng dễ dàng tiếp cận với các tân văn, tân thư, các khuynh hướng cứu nước mới trên thế giới. Nhờ đó, Anh hiểu hơn nỗi khổ và nỗi nhục của người dân nô lệ và càng nung nấu quyết tâm làm cách mạng.
 Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
 
“Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một trong những phát kiến xuất sắc của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng với thời gian, con đường huyền thoại với những chiến công hiển hách của lực lượng Hải quân và nhân dân các tỉnh duyên hải nơi tuyến đường đi qua đã đi vào lịch sử dân tộc như một kỳ tích.
Kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển
“Đường Hồ Chí Minh trên biển” là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông trong chiến tranh, để vận chuyển vũ khí, cán bộ từ miền Bắc vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam, trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là một nhân tố quan trọng, chiến lược, góp phần đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. 
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước ta tạm thời chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơnevơ, ra sức đàn áp, khủng bố, thực hiện “tố cộng - diệt cộng”, đặt cách mạng miền Nam trước muôn vàn khó khăn, nguy hiểm. Trước tình hình đó, ngày 13/01/1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) quyết định chuyển hướng cách mạng miền Nam, từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Thực hiện Nghị quyết 15, cách mạng miền Nam tập trung đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang; chuyển thế từ bị truy lùng ráo riết sang chủ động tiến công địch cả về chính trị, quân sự. 
Để kịp thời chi viện cho các chiến trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam; sau khi nghiên cứu, thử nghiệm, rút kinh nghiệm và chuẩn bị về mọi mặt, ngày 23/10/1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra quyết định thành lập Đoàn Vận tải quân sự 759 (đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay), mở tuyến đường vận tải chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, táo bạo, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ chủ trương đúng đắn đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện với tinh thần, quyết tâm cao nhất, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, thông tuyến và vận chuyển được vũ khí đến những địa bàn chiến lược, xa hậu phương miền Bắc, vào thời điểm tuyến chi viện Trường Sơn chưa vươn tới. Đó thực sự là kỳ tích trong điều kiện con người, phương tiện của ta, đặc biệt là phải vượt qua sự ngăn chặn, đánh phá quyết liệt của địch.
Những chiến công xuất sắc của Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành kỳ tích lịch sử - một huyền thoại sống động của ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, trí thông minh và sức sáng tạo của con người Việt Nam trong cuộc đụng đầu với đế quốc Mỹ xâm lược. Điều đó được thể hiện trong tổ chức, biên chế của “Đoàn tàu không số”.
Bản anh hùng ca về ý chí, sức sáng tạo
Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên bộ, Đường Hồ Chí Minh trên biển giữ vai trò quan trọng đối với mỗi giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từng bước hiện thực hóa khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Trước yêu cầu, đòi hỏi hết sức ngặt nghèo của nhiệm vụ soi đường, mở lối và tổ chức chi viện đường biển cho chiến trường miền Nam, Đoàn 759, sau đó là Đoàn 125 và Đoàn 371 tập trung những cán bộ, chiến sĩ được chọn lựa kỹ càng; vừa có bản lĩnh chính trị tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, của quân đội, vừa có trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chỉ huy, điều khiển, làm chủ phương tiện đi biển, đặc biệt luôn mang trong mình tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. Theo tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vận tải quân sự trên biển ngày đầu chỉ với những con tàu gỗ thô sơ và 38 cán bộ, chiến sĩ làm nòng cốt, sau một thời gian hoạt động đã phát triển thành lữ đoàn vận tải, với những phương tiện, trang bị từng bước hiện đại. Từ chỗ chỉ có tàu gỗ, hoạt động ven bờ đã phát triển lên những đội tàu vỏ sắt, hoạt động xa bờ, dài ngày, tận dụng đường hàng hải quốc tế và cả vùng biển nước bạn, đi bằng hàng hải thiên văn, trà trộn vào những tàu thuyền của ngư dân hoạt động ven biển để cập bến an toàn. Mặc dù phải đối mặt với kẻ địch có ưu thế vũ khí, phương tiện chiến tranh kiểm soát trên không, trên biển, nhưng với tinh thần quả cảm, tinh thông nghiệp vụ, cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” luôn làm tốt công tác tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng, kết hợp chiến thuật với kỹ thuật; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa sở chỉ huy với tàu, giữa tàu với các bến bãi.
Có thể khẳng định, với sự ra đời của Đường Hồ Chí Minh trên biển, hai tuyến vận tải chiến lược trên biển và trên bộ song song hoạt động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một hệ thống vận tải tương đối hoàn chỉnh, chi viện kịp thời, hiệu quả sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Đặc biệt, vào giai đoạn cuộc kháng chiến ở miền Nam gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển, “Đoàn tàu không số” đã kịp thời vận chuyển vũ khí, trang bị đến những địa bàn xa hậu phương, sâu trong vùng địch tạm chiếm, bảo đảm cho quân và dân miền Nam “đánh mạnh, thắng to”. Thực tế, với nguồn chi viện ngày càng lớn từ hậu phương miền Bắc, cách mạng miền Nam đã giành được thắng lợi từng bước vững chắc, lần lượt làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của địch. 
Trong suốt 14 năm (1961 - 1975), cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” đã lập nên những kỳ tích anh hùng trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, ác liệt. Các đơn vị vận tải quân sự trên tuyến đường biển mang tên Chủ tịch  Hồ Chí Minh đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, vượt qua sự kiểm soát gắt gao, phong tỏa, đánh phá ác liệt của địch, tổ chức hàng trăm lượt tàu ra khơi, về đích; hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, trang bị kỹ thuật, khí tài quân sự, hàng hóa, thuốc chữa bệnh; hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ từ hậu phương lớn được đưa vào tiền tuyến, đáp ứng kịp thời sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh. Con đường vận tải chi viện chiến lược trên biển đã cùng quân và dân cả nước đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và làm nên thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, với sóng gió, với mọi khó khăn thử thách, sẵn sàng hy sinh tính mạng, sẵn sàng điểm hỏa khối thuốc nổ đã được bố trí sẵn để hủy tàu, hủy hàng, bảo vệ bí mật con đường, con tàu và bến bãi… Nhiều người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh ở lại với con đường biển, hóa thân thành sóng nước.
Tại Hội thảo “Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” diễn ra ngày 19/10 tại Hải Phòng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đồng Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo Trần Lưu Quang khẳng định, những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” đã làm nên một thiên anh hùng ca bất tử nói riêng và các cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân ưu tú đã hy sinh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.
Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng nhận định: Sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên chiến công thể hiện bằng những kết quả cụ thể, với hàng trăm lượt tàu ra khơi, cập bến và về đích an toàn; hàng ngàn tấn vũ khí, khí tài, hàng hóa, thuốc men; hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ từ hậu phương lớn được đưa vào tiền tuyến lớn, đáp ứng kịp thời sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh. Những cán bộ, chiến sĩ của “Đoàn tàu không số” đã làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển tạo nên nét đặc sắc, sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Tổ chức thành công Đường Hồ Chí Minh trên biển, quân và dân ta đã viết nên bản hùng ca về ý chí, sức sáng tạo của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ. Qua đó, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ mới.
Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vốn đã đầy ắp những con số, sự kiện nhưng nó càng trở nên phong phú, sinh động hơn bởi trong đó chứa đựng những kỳ tích của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Những trang sử hào hùng của Đường Hồ Chí Minh trên biển được tạo nên bởi nhiều yếu tố nhưng yếu quan trọng nhất là tầm nhìn chiến lược của Đảng. Bởi Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nhận định, đánh giá đúng tình hình và quyết định mở đường Hồ Chí Minh trên biển mà sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, sáng tạo của Đảng và Quân ủy Trung ương đã tạo tiền đề để Đường Hồ Chí Minh trên biển và những cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhân dân giao phó, góp phần vào ngày toàn thắng của dân tộc, kết thúc sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Theo Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Quyết định mở Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của Bộ Chính trị mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam. Con đường huyền thoại - Đường Hồ Chí Minh trên biển với những chiến công hiển hách của lực lượng Hải quân và nhân dân các tỉnh duyên hải nơi tuyến đường đi qua, đã đi vào lịch sử dân tộc như một kỳ tích; đồng thời, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử cũng như những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc cũng như trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên biển, đảo hiện nay.
Xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  
Theo nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Quyết định mở đường vận tải chi viện chiến trường bằng đường biển thể hiện sự chỉ đạo sát sao và tầm tư duy chiến lược tài tình của Ðảng ta. Ðó vừa là sự kế thừa kinh nghiệm, truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, đồng thời là sự sáng tạo, độc đáo của giá trị nghệ thuật quân sự trong bối cảnh khó khăn, gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đáp ứng yêu cầu cấp bách, có tính sống còn về vũ khí, đạn dược để đánh giặc của phong trào cách mạng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong khi vận tải đường Trường Sơn chưa có khả năng vươn tới được. Tài thao lược của Đảng còn thể hiện ở việc mở tuyến đường vận tải trên biển đúng thời cơ; quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc với những hình thức hoạt động sáng tạo. Đảng và Quân đội ta đã biết dựa vào khả năng to lớn của Nhân dân để vượt qua mọi khó khăn, từng bước đánh bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong những thời điểm khó khăn, ác liệt nhất. 
Thành công của Đường Hồ Chí Minh trên biển còn thể hiện ở tầm nhìn chiến lược của Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến. Bởi, cùng với đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển tạo nên hai tuyến vận tải chiến lược, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giải quyết nhu cầu của hai hướng chiến lược của chiến trường Nam Bộ (cánh Đông và cánh Tây). Mỗi tuyến vận tải chiến lược có vị trí, vai trò khá độc lập, nhưng đặt trong tổng thể, đã tạo nên hệ thống giao thông huyết mạch chủ đạo và hoàn chỉnh để chi viện kịp thời, hiệu quả sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng quân thù. Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện sinh động quyết tâm chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vì mục tiêu: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, vì độc lập, tự do của Tổ quốc. 
Là một trong những yếu tố thắng lợi của Đường Hồ Chí Minh trên biển, trên cơ sở nội bộ đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” luôn nêu cao tinh thần gắn bó với nhân dân, dựa vào nhân dân. Nhờ đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, xây dựng và phát huy mối quan hệ máu thịt với nhân dân, các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vận chuyển chi viện trên con đường biển được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, đặc biệt là nơi các đơn vị đóng quân, tại các bến bãi giao nhận hàng và bà con ngư dân làm ăn trên các vùng cửa biển, lạch sông yêu thương, quý mến, ủng hộ, giúp đỡ, đùm bọc, cưu mang cả trong lúc bình thường cũng như lúc nguy cấp, bảo vệ được bí mật đơn vị và nhiệm vụ. Mối quan hệ đoàn kết quân dân còn thể hiện trong các nhà máy, xí nghiệp, nơi nghiên cứu, đóng những con tàu vận tải, phục vụ yêu cầu chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam. Do đó, khi có được “bến đậu” trong lòng dân vững chắc, cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” đã tạo nên thành công của con đường biển nối liền miền Bắc với chiến trường miền Nam, góp phần vào những chiến công vang dội của quân và dân miền Nam. Bên cạnh đó, lực lượng làm nhiệm vụ chi viện đường biển còn nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả của bạn bè quốc tế trong chuyên chở, tiếp nhận hàng hóa, vũ khí, cung cấp lương thực, thực phẩm, sửa chữa tàu, thuyền, cứu chữa cán bộ, chiến sĩ bị thương, ốm đau... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, làm nên huyền thoại của Đường Hồ Chí Minh trên biển.
Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam khẳng định: 60 năm đã trôi qua, nhưng bài học kinh nghiệm về mở Đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn còn nguyên giá trị, mang tính thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo hiện nay.
Thời gian tới, đất nước ta bên cạnh thời cơ, cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các thế lực thù địch, các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống, tinh thần chủ động, sáng tạo, bí mật, bất ngờ, táo bạo của “Đoàn tàu không số” năm xưa, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng Hải quân với các nghành kinh tế biển và các địa phương ven biển, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển ngày càng vững chắc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Thông qua những bài học kinh nghiệm, những bài học lịch sử, vận dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới, góp phần xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thời gian đã lùi xa nhưng tầm nhìn chiến lược của Đảng trong xây dựng, phát triển Đường Hồ Chí Minh trên biển cách đây 60 năm vẫn là dấu ấn không thể phai mờ, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hôm nay và mai sau./.
Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/duong-ho-chi-minh-tren-bien-ky-tich-lich-su-va-bai-hoc-doi-voi-su-nghiep-xd-va-bao-ve-to-quoc-594806.html
Quan niệm của Hồ Chí Minh về thanh niên
Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa lớn và lòng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi có tính nhạy cảm cao với những cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ. Do vậy, nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tâm lý và tính cách, một sự giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần cho sự phát triển của tâm lý, tính cách đó, và biết định hướng, động viên đúng mức thanh niên sẽ say sưa với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa.
Trong thư “Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc” (1946), Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.”[1] . Ở đây, Người đã chỉ ra tuổi thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể đào núi lấp biển, mà cả dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu.
Trong nhiều bài nói, bài viết khác, mỗi khi đề cập tới thanh niên, Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, nhưng còn thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải, cần phải được xã hội quan tâm, chăm sóc, vun trồng để họ trở thành người công dân hữu ích cho đất nước. Khi nói về thanh niên với tính chất là một lực lượng xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định, thanh niên là công dân của nước Việt Nam. Đó là lực lượng đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, và có khả năng hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Ở một số bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh chỉ rõ, thanh niên là nguồn xung lực mạnh mẽ của đất nước; là lực lượng quan trọng của cách mạng.
Như vậy, khi nói về thanh niên, Hồ Chí Minh đều cho rằng, thanh niên là một lực lượng năng động, sáng tạo, giàu nghị lực, có lý tưởng cao đẹp, có thể đảm trách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó khăn, gian khổ khi cách mạng giao phó.
Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thanh niên
 Bồi dưỡng thanh niên một cách toàn diện
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Bồi dưỡng thanh niên có nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta:
Lý tưởng cao đẹp mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện đã được Hồ Chí Minh xác định khi gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, khi kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội đã trở thành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Có giác ngộ lý tưởng cách mạng, thanh niên mới đảm đương được sứ mệnh đưa lá cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng.
Giáo dục thanh niên thấm nhuần sâu sắc lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc:
Lý tưởng của Hồ Chí Minh hướng tới mang tư tưởng nhân văn, cách mạng của giai cấp công nhân và những người lao động, lấy hạnh phúc của con người làm nguyên tắc cao nhất. Người trả lời: Học “để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”[2].  Đây chính là lý tưởng phấn đấu của thanh niên trong điều kiện mới.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong mối quan hệ “đức” – “tài”, Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới. Người yêu cầu thanh niên phải học tập, trau dồi đạo đức cách mạng. Bởi vì: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân[3].
Hồ Chí Minh đã nêu lên những nội dung cụ thể về giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên như sau: (1) Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với nhân dân; (2) Đạo đức cách mạng là ra sức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và khiêm tốn, giản dị; (3) Đạo đức cách mạng là tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trí tuệ của tập thể, của nhân dân và kiên quyết đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Nâng cao và phát triển trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp cho thanh niên
     Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Chính vì thế, Hồ Chí Minh thường căn dặn thanh niên phải "ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân". Vì thế, thanh niên phải học nữa, học mãi, bởi vì, "nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"[4].
Để việc học tập văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp đạt hiệu quả tốt, Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi thanh niên phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
Người cho rằng, học tập là công việc suốt đời của mỗi thanh niên, tấm gương học tập và những điều dạy bảo của Người là bài học cho thanh niên nước ta noi theo, làm theo.
Tăng cường sức khỏe và thể chất cho thanh niên
     Người căn dặn đoàn viên thanh niên: “Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”[5] (5).
      Phương châm, phương pháp bồi dưỡng thanh niên
Quán triệt nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục gắn với lao động sản xuất
Học đi đôi với hành: Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích giáo dục của mọi thời đại không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn biết áp dụng kiến thức vào trong thực tiễn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động; học để biết, học để làm. Người khuyên thanh niên: Phải gắng học, đồng thời học thì phải hành.
Lý luận liên hệ với thực tiễn: Theo Hồ Chí Minh, huấn luyện lý luận có hai cách: Một cách là chỉ đem lý luận khô khan nhét vào cho đầy óc rồi bày cho họ biết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Theo Người: “Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích…Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp”[6].    
Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất: Một nguyên tắc giáo dục quan trọng cho học sinh trong mọi thời đại là giáo dục cho lao động và bằng lao động. Lao động sản xuất vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người. Mọi phẩm chất nhân cách được hình thành trong lao động và trong hoạt động xã hội. Do vậy, tùy theo trình độ, lứa tuổi và ngành, nghề đào tạo mà các trường vận dụng tư tưởng này một cách sáng tạo để giáo dục cho hiệu quả.
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Người cũng cho rằng: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”[7]. Từ đó, Người khuyên chúng ta phải kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Xây dựng môi trường bình đẳng, dân chủ trong giáo dục để thanh niên phát huy tài năng
Bình đẳng trong giáo dục: “Ai cũng được học hành” là một trong những tư tưởng quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. “Ai cũng được học hành” thể hiện mong ước ai cũng được học hành không phân biệt trai – gái, giàu – nghèo, già – trẻ,…và suốt đời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu duy nhất đó là vì con người.
Dân chủ trong giáo dục: Đây là nguyên tắc được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, bởi vì theo người, muốn thực hiện dân chủ phải làm cho mọi người nhận thức về quyền hưởng dân chủ, nghĩa vụ đối với việc thực hiện quyền dân chủ và một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên để thực hiện quyền dân chủ là giáo dục con người về dân chủ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường – biểu hiện quyền và nghĩa vụ được học tập.
Đa dạng hóa trong giáo dục và quản lý tốt công tác giáo dục trong thanh niên
Đa dạng hóa trong giáo dục: Theo Hồ Chí Minh, giáo dục phải thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm tạo cơ hội học tập cho mỗi thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện.
Quản lý tốt công tác giáo dục: Hoạt động quản lý giáo dục có tác dụng làm cho các bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục vận hành đúng mục đích, cân đối, hài hòa làm cho hoạt động toàn hệ thống đạt hiệu quả cao.
Tập hợp thanh niên trong các tổ chức đoàn thể để bồi dưỡng và phát triển
Tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh và Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng là đoàn kết, tập hợp thật rộng rãi các tầng lớp thanh niên vào các loại hình tổ chức thích hợp. Nhiều năm qua, các tổ chức Đoàn, tổ chức hội kết hợp với các tổ chức xã hội khác đã tập hợp thanh niên đi vào những mũi nhọn của cuộc sống sản xuất và chiến đấu, tổ chức nhận những công trình thanh niên cộng sản. Đặc biệt, lực lượng thanh niên xung phong làm kinh tế do Đoàn thanh niên tổ chức, qua nhiều năm tồn tại và phát triển đã bước đầu khẳng định hướng đi đúng trong việc tập hợp thanh niên. Các cấp đoàn, hội đã kết hợp với nhà trường xây dựng và thu hút thanh niên tham gia các phong trào: học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Bồi dưỡng thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương
Người cho rằng người thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho học trò. Đồng thời, Người còn nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng nghe, tìm hiểu, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân.
Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi thanh niên
Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình thành những người vừa có đạo đức tốt, vừa có trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn để có thể nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Người nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình”[8].  Người quan niệm, về cách học, phải lấy tự học làm cốt.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thanh niên là những quan điểm vừa mang tính cách mạng, tính khoa học và thấm đượm triết lý nhân văn sâu sắc. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược giáo dục, bồi dưỡng thanh niên Việt Nam trong thế kỷ XXI nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
________________________________________
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 4, trang 86.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 9, trang 87.
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 5, trang 86.
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 9, trang 87
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 8, trang 87.
[6] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 6, trang 86.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 8, trang 87.
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 9, trang 87.
Nguồn:http://dukcqtw.dcs.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-boi-duong-thanh-nien-duk14196.aspx
CHÍNH SÁCH MỚI
Từ 1/10, miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử.
Quy định mới về thủ tục thực hiện biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật
Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2022. Nghị định quy định trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cụ thể, trường hợp áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật, gồm:
+ Khi thông tin trên không gian mạng được cơ quan có thẩm quyền xác định là có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
+ Khi có căn cứ pháp luật xác định thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội đến mức phải yêu cầu xóa bỏ thông tin.
+ Các thông tin trên không gian mạng khác có nội dung được quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng theo quy định của pháp luật, gồm:
(c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Từ 1/10, trường hợp nào bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền?
Có hiệu lực từ ngày 1/10/2022, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền.
Theo đó, 2 trường hợp áp dụng gồm:
1- Có tài liệu chứng minh hoạt động của hệ thống thông tin là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh mạng.
2- Hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 23/8/2022 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hiệu lực từ ngày 10/10/2022.
Theo Nghị định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (Cơ sở dữ liệu) là tập hợp thông tin về việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin, dữ liệu về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
Cơ sở dữ liệu được xây dựng, quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ và được tổ chức cập nhật, khai thác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Từ 1/10, Bộ Giao thông vận tải giảm 4 đầu mối
Từ 1/10, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải tại Nghị định số 56/2022/NĐ-CP giảm 4 đầu mối trực thuộc Bộ so với quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP (từ 27 đầu mối xuống còn 23 đầu mối). Trong đó:
+ Hợp nhất Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường.
+ Tổ chức lại 3 Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, Vận tải, An toàn giao thông thành 2 Vụ, theo đó giải thể Vụ An toàn giao thông.
+ Sáp nhập Vụ Đối tác công - tư vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

+ Tổ chức lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.
Miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử
Theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực từ ngày 20/10/2022, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Cơ cấu tổ chức mới của Ủy ban Dân tộc
Theo Nghị định 66/2022/NĐ-CP ban hành ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc có hiệu lực từ ngày 1/10/2022, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc gồm: 1- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 2- Vụ Tổ chức cán bộ; 3- Vụ Pháp chế; 4- Vụ Hợp tác quốc tế; 5- Vụ Tổng hợp; 6- Vụ Chính sách dân tộc; 7- Vụ Tuyên truyền; 8- Vụ Dân tộc thiểu số; 9- Vụ Công tác dân tộc địa phương; 10- Thanh tra; 11- Văn phòng; 12- Học viện Dân tộc; 13- Trung tâm Chuyển đổi số; 14- Báo Dân tộc và Phát triển; 15- Tạp chí Dân tộc; 16- Nhà khách Dân tộc.
Các đơn vị quy định từ (1) đến (11) nêu trên là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ (12) đến (16) là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải
Nghị định số 69/2022/NĐ-CP ngày 23/9/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.
Nghị định sửa đổi một số thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải gồm: 
- Thủ tục giao tuyến dẫn tàu (Điều 19 Nghị định số 70/2017/NĐ-CP);
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (Điều 10 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP);
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (Điều 11 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP);…
Xếp lương với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ 6/10/2022, các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được xếp lương theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể, ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Cách xếp lương viên chức ngành thông tin và truyền thông
Từ ngày 10/10/2022, Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức có hiệu lực sẽ áp dụng cách xếp lương của viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
Cụ thể, chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ 
Thông tư số 07/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ có hiệu lực từ ngày 15/10/2022. 
Trong đó, trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp:
Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp, mã số V.01.02.03 có trình độ đào tạo trung cấp được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 (Viên chức loại B).
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên trung cấp, mã số V.01.02.03 có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 (Viên chức loại B).
Trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên:
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo đại học được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 (Viên chức loại A1).
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo thạc sỹ được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 (Viên chức loại A1).
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu tữ viên, mã số V.01.02.02 có trình độ đào tạo tiến sĩ được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 (Viên chức loại A1).
Từ 8/10, điều chỉnh giá dịch vụ đăng kiểm ô tô
Có hiệu lực từ ngày 8/10/2022, Thông tư số 55/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 238/2016/TT-BTC quy định về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, thiết bị và xe máy chuyên dùng đang lưu hành; đánh giá, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra xe cơ giới.
Thông tư 55 quy định biểu giá dịch vụ đăng kiểm xe ô tô các loại được điều chỉnh tăng 10.000 đồng/xe so với hiện nay.
Cụ thể, xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng: Mức giá tăng từ 560.000 đồng/xe lên 570.000 đồng/xe.
Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự; rơ moóc, sơ mi rơ moóc: tăng từ 180.000 đồng/xe lên 190.000 đồng/xe.
Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt: tăng từ 350.000 đồng/xe lên 360.000 đồng/xe…
Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe), mức giá sẽ là 290.000 đồng/xe thay cho mức 280.000 đồng/xe hiện nay.
Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương, mức giá sẽ là 250.000 đồng/xe thay cho mức 240.000 đồng/xe hiện nay.
Từ 1/10, giảm 20-50% một số loại phí kinh doanh vận tải
Theo Thông tư số 59/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, trong đó, giảm từ 20 - 50% một số loại phí hoạt động kinh doanh vận tải từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/12/2022: 
+ Giảm 20% phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa; phí bảo đảm hàng hải hoạt động hàng hải nội địa; lệ phí ra, vào cảng biển hoạt động hàng hải nội địa.
+ Giảm 20% mức thu đối với 07/10 nội dung thu phí trong 02 khoản phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay; phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay.
+ Giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
+ Giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa và lệ phí ra, vào cảng bến thủy nội địa.
Từ 1/10: Bãi bỏ các quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô 
Có hiệu lực từ ngày 1/10/2022, Thông tư 11/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ đã bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản quy phạm pháp luật sau:
1- Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
2- Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
3- Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-10-2022-102220930192623335.htm
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ĐOÀN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

« tháng 11/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
28293031010203
03040506070809
10111213141516
17181920212223
24252627282930

HÌNH ẢNH

6-HCM.jpg 18-HCM.jpg 10-HCM.jpg 2-HCM.jpg 14-HCM.jpg 15-HCM.jpg 7-HCM.jpg 19-HCM.jpg 11-HCM.jpg 3-HCM.jpg 16-HCM.jpg 8-HCM.jpg 12-HCM.jpg 4-HCM.jpg 5-HCM.jpg 17-HCM.jpg 9-HCM.jpg 1-HCM.jpg 13-HCM.jpg 4.jpg 5.jpg 8.jpg 1.jpg 9.jpg 5.jpg 4.jpg 9.jpg 1.jpg 7.jpg 8.jpg 6.jpg 2.jpg 10.jpg 2.jpg 6.jpg 7.jpg 3.jpg 10.jpg 3.jpg z4155660336447-642b07c04c78feb72404a7ef26ec5fa7.jpg z4155660367890-b43bf3b5abc48a521d20b0305760bdf0.jpg z4155660317482-f05c32b2a2aedd1342bc045b5d1566db.jpg z4155660398786-6f83618a34e70a60ea7ca619cc210fb4.jpg z4155660364754-07334048c2c88036ae157d0d518dd4b2.jpg z4155660383516-656cd3ff143d5724fa253c006cdb6951.jpg z4155660336448-75fd826d6e3388043751ec9369d6dd84.jpg z4155660352724-038b0865800cbd4ba415994f9adf27dc.jpg z4155660322222-b01dc733610724360aece2a99a2e8763.jpg z4155660396259-05cfa0c3be3a5ce15dd42b353a54b41d.jpg z4155660343224-9f046a9e91016472c35a83386eb1dde9.jpg z4155660376682-469369d37a79e766c9e311bad99a07b6.jpg z4155660374239-3a7003e504471a70910fc8868edc6c89.jpg z4155660326950-24aec338544a07a087504db5256594fc.jpg z4155660355319-3182ea19a94120994630483dbe672fd4.jpg z4155660408047-a165dd4acf008abbaa973a6546567a77.jpg z4155660389825-2f1a39ae603c4379e49ea8d08575adb2.jpg z4155660348716-6dd207bc6a51071fe7b24a55fff6b406.jpg z4155660369921-44321451dea20e1eba9dfcec7b880b3b.jpg z4155660330080-5793b9efc7d3a1ea4e9beb64ca73dacf.jpg z4155660399487-03608805d333b63c184724b4e61af7e7.jpg z4155660359923-2933585a2f3875fe05f94eb1457d1295.jpg z4155660388618-4de7b6efa5836916bbffcbd7be929902.jpg z4155660338919-da1343963de69cf0c3d307f6d952c10e.jpg tang-nhu-yeu-pham-chong-dich-covid-19.jpg Tang-50-la-Co-To-Quoc.jpg To-chuc-hot-toc-mien-phi-cho-tre-em-tai-xa-An-Xuan.jpg tang-qua-cho-20-em-vuot-kho-hoc-gioi.jpg Tang-anh-chan-dung-Chu-tich-Ho-Chi-Minh.jpg giao-luu-bong-chuyen.jpg to-chuc-hot-toc-mien-phi-cho-tre-em-tai-xa-an-xuan.jpg Tang-nhu-yeu-pham-chong-dich-Covid-19.jpg tang-50-la-co-to-quoc.jpg Giao-luu-bong-chuyen.jpg Tang-qua-cho-20-em-vuot-kho-hoc-gioi.jpg tang-anh-chan-dung-chu-tich-ho-chi-minh.jpg 277530563-366449918697670-5586911486146555114-n.jpg 277479211-366450052030990-834995482318672129-n.jpg 277436936-366450008697661-8180467483265155427-n.jpg TRC.jpg 277530563-366449918697670-5586911486146555114-n.jpg trc.jpg 277467861-366449975364331-3138561347224222902-n.jpg 277436936-366450008697661-8180467483265155427-n.jpg 277479211-366450052030990-834995482318672129-n.jpg 277467861-366449975364331-3138561347224222902-n.jpg toan-canh-dai-hoi.jpg Toan-canh-Dai-hoi.jpg Ban-chap-hanh-khoa-VIII-nhiem-ky-2022-2024-ra-mat-Dai-hoi.jpg ban-chap-hanh-khoa-viii-nhiem-ky-2022-2024-ra-mat-dai-hoi.jpg Dai-bieu-bo-phieu-Bau-Ban-chap-hanh-khoa-VIII-nhiem-ky-2022-2024.jpg dai-bieu-bo-phieu-bau-ban-chap-hanh-khoa-viii-nhiem-ky-2022-2024.jpg Doan-Chu-tich-chu-tri-Dai-hoi.jpg doan-chu-tich-chu-tri-dai-hoi.jpg

Thống kê

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay61
  • Tháng hiện tại2,795
  • Tổng lượt truy cập727,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây